Du lịch Măng Đen Kontum
Đến với Măng Đen vào một ngày hạ nắng, bạn sẽ không nghĩ mình sẽ ngẩn ngơ vì nét đẹp hoang sơ với thời tiết có phần se se lạnh nơi đây. Vùng cao nguyên này ngập tràn những dốc đồi trùng điệp, những cụm khói bản hòa lẫn sương mờ, những khuôn hình mỹ mộc đôi khi vô danh ẩn mình rải khắp…
Và điều quan trọng nhất là: “Đừng đến Măng Đen, nếu bạn không muốn “hai lòng” với Đà Lạt”, thật đó!
Măng Đen thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, là một cao nguyên thuộc dãy Trường Sơn với độ cao trên 1000 m với khí hậu quanh năm ẩm lạnh và mờ sương. Người dân địa phương thường ví von rằng Măng Đen “9 tháng mưa, 3 tháng nắng” cũng bởi vì lý do này.
==========
Đến Măng Đen bằng hai con đường chính
1. Từ hướng Kon Tum lên
2. Từ Quảng Ngãi đổ về theo QL24.
Mình thì ở Sài Gòn nên thường đi xe khách đến thành phố Kon Tum vào sáng sớm, sau đó bắt xe buýt hoặc thuê xe máy tham quan 1 vòng Kon Tum rùi lên thẳng thị trấn Măng Đen.
==========
Khi bạn muốn đi Măng Đen và không biết nơi đó có gì, lang thang trên mạng kiếm thông tin về nó. Ôi sao nó lung tung thế này, thôi kệ đi vậy.
Khi đến rùi thì … ôi Măng Đen của tôi đây sao? Vậy Măng Đen có gì và nên đi tháng nào là hợp lý nhỉ.
==========
Các du khách khi vừa đặt chân đến KonTum thường là buổi sáng và câu hỏi đầu tiên trong đầu là “Sáng nay mình ăn gì nhỉ?”, hỏi loanh quanh thì chúng ta sẽ được người dân bản địa giới thiệu cho món “xôi măng cá”. Đây là món ăn đặc sản vừa lạ vừa quen với nhiều người từ xa đến.
Món ăn này gồm những nguyên liệu hết sức quen thuộc như xôi, măng, cá, đậu hũ… nhưng sẽ lạ bởi sự kết hợp giữa những nguyên liệu này mang đến một hương vị không giống với bất kỳ món xôi nào: cái vị dẻo thơm của nếp hợp một cách kỳ lạ với măng chua và đậu hũ kho ớt bột cay nhẹ. Chính vì nét độc đáo này, ai khi đến đây đều muốn thưởng thức xôi măng cho biết.
Món này chỉ cần hai nguyên liệu chính là xôi và măng. Nghe thì đơn giản nhưng cách chế biến lại rất kỳ công.
Măng rừng sau khi chặt về được luộc sơ qua cho bớt hăng và đắng, dư lại vị ngọt, sau đó xắt từng lát nhỏ, vừa ăn. Bước cuối cùng là xào măng, tới đây người nấu phải nêm nếm gia vị sao cho chuẩn để măng đậm đà nhưng không bị mặn đắng. Người KonTum hay ăn cay nên thường cho thêm ớt bột, vì thế măng lúc nào cũng có vị chua cay vừa đủ.
Gạo nếp để nấu xôi phải là loại hạt tròn, ngâm với bột nghệ để có màu vàng ươm đẹp mắt.
Cá ăn kèm thường là cá nục, được kho đậm để át mùi tanh. Khi chế biến, đầu bếp nấu bằng bếp củi nên món ăn phảng phất một chút hương vị của làng quê.
Mỗi phần xôi măng khi mang ra cho khách được gói trong lá chuối, bao gồm xôi, măng le rừng tươi và cá, có nơi còn có thêm một miếng đậu hũ. Nhiều người lần đầu thưởng thức đều cảm thấy e dè trước sự kết hợp độc đáo này.
Cũng như bao món xôi khác của Việt Nam, xôi măng giản dị, mộc mạc từ nguyên liệu đến cách trình bày. Ấy vậy mà hương vị dân dã này lại làm say mê bao thực khách, để rồi thành món đặc sản người người phải thử khi đến với núi rừng Kon Tum.
Chỉ với 15-20k/1 phần bạn sẽ có 1 phần ăn sáng hết sức hài lòng. Bạn sẽ không thưởng thức được nếu chậm hơn 8h00 sáng nhé => ngã 3 Lê Hồng Phong và Trần Bình Trọng, Phường Quyết Thắng, Kontum.
Nạp năng lượng ngay để chuẩn bị cho 1 ngày khám phá KonTum nhé